Gap - Khoảng trống suy kiệt (Exhaustion gap) là gì?
Gap - Khoảng trống suy kiệt (Exhaustion gap): Nó được xem là mẫu hình đảo chiều, và được tìm thấy khi xung lượng của xu hướng hiện tại mất dần. Vì vậy, loại khoảng trống giá này báo hiệu xu hướng đã đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ và có thể nhanh chóng đảo chiều hoặc là bước vào giai đọa sideway trước khi đảo chiều.
Diễn biến Tâm lý của Gap – Khoảng trống suy kiệt
Gap - Khoảng trống suy kiệt xuất hiện do nỗi sợ bỏ lỡ xu hướng của các nhà giao dịch. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư “trễ chuyến đò” (bỏ lỡ xu hướng) cảm thấy rất khó khăn vì không có nhiều cơ hội để nhảy vào một xu hướng mạnh. Khi xu hướng phát triển, những người đã bỏ lỡ lúc nó hình thành sẽ nhảy vào – tạo ra một đợt mua/ bán hỗn loạn ngay tại đỉnh/ đáy làm giá suy kiệt. Các nhà giao dịch đang cố gắng để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà không hề có bất kỳ suy nghĩ nào về những rủi ro tiềm ẩn của giao dịch đó.
Sự xác nhận của khoảng trống giá suy kiệt có thể được nhìn thấy từ khối lượng, nó xảy ra với khối lượng giao dịch lớn, và nhiều khả năng là một khoảng trống suy kiệt thực sự và là chất xúc tác đảo chiều tiềm năng. Vì đây là mẫu hình đảo chiều nên chúng thường được lấp đầy khi sự đảo chiều thực sự xảy ra.
Các loại khoảng trống suy kiệt
Có hai loại mô hình khoảng trống suy kiệt dựa trên hướng của xu của chứng khoán là - khoảng trống suy kiệt giảm và tăng.
Khoảng trống suy kiệt giảm.
Khoảng trống suy kiệt giảm xuất hiện vào cuối xu hướng tăng mạnh.
Ví dụ cổ phiếu VCS phiên ngày 04 và 05/04/2018
Cổ phiếu VCS phiên ngày 04 mở cửa với giá cao tạo ra một khoảng trống lớn với khối lượng cực lớn so với khối lượng trung bình. Tuy nhiên cuối phiên không duy trì được đà tăng và ở phiên 05 đà tăng đã chững lại và giao dịch giằng co giữa bên mua và bên bán. Một khi cổ phiếu bắt đầu chững lại, mọi người đều nhận ra rằng rủi ro giảm giá là quá lớn. Tất nhiên không ai nghĩ đến điều này khi họ đang bước vào vị trí này. Và kết quả là sau đó một lực bán mạnh khiến cổ phiểu VCS tiếp tục mở gap phiên ngày 09 đảo chiều và giảm giá nhanh chóng ngay sau đó. Ở đây cổ phiếu VCS còn xuất hiện mẫu hình Island Reversal pattern hay ốc đảo đảo chiều giảm.
Mẫu hình đảo chiều ốc đảo – island reversal pattern
Bao gồm hai khoảng trống giá tạo thành một “ốc đảo” ở giữa, Khoảng trống giá đầu tiên có thể được xem là khoảng trống suy kiệt và khoảng trống thứ 2 là khoảng trống phá vỡ theo hướng ngược lại.
Khoảng trống suy kiệt tăng
Khoảng trống suy kiệt tăng xuất hiện vào cuối xu hướng giảm giá mạnh.
Khoảng trống này ngụ ý rằng những người bán đang mất đà và người mua đang xuất hiện nhiều hơn.
Tiếp tục ví dụ về cổ phiếu VCS cũng hình thành khoảng trống suy kiệt kèm mẫu hình đảo chiều ốc đảo – island reversal pattern tăng.