DANH MỤC

Mobile / Zalo / Viber: 0931 538 666
hotline
Zoom Zalo

5 PHƯƠNG PHÁP CẮT LỖ PHỔ BIẾN DỰA THEO HÀNH ĐỘNG GIÁ

Lượt xem: 2487 - Ngày đăng : 26/12/2018

05 nguyên tắc cắt lỗ phổ biến dựa theo hành động giá (Price Action)
Ngoài việc sử dụng để cắt lỗ, các bạn có thể sử dụng tương tự cho việc bán chốt lời: 05 nguyên tắc chốt lời phổ biến dựa theo hành động giá (Price Action)

 


Peter Lynch, một trong những huyền thoại sống của Phố Wall về đầu tư giá trị, thừa nhận rằng đầu tư là một công việc có xác xuất thua lỗ cao, và xác xuất thành công tối đa chỉ khoảng 60%. Nicholas Davas, huyền thoại ngoài Phố Wall đã kiếm được 2 triệu đôla trong 18 tháng, trong suốt quá trình đầu tư cũng chỉ cần hệ thống giao dịch của ông thành công 50% số lần đầu tư. William O'Neil (tác giả của sách " How to make money in stocks") cũng cho biết xác xuất chọn đúng cổ phiếu tăng trưởng sẽ khoảng 1/3 số lần đầu tư. Nhưng tất cả những nhà giao dịch kiệt xuất này đều kiếm được rất nhiều tiền từ công việc có xác xuất thua lỗ cao hơn chiến thắng, nguyên tắc chung là họ giữ các cổ phiếu đang tăng trưởng và loại bỏ tất cả các cổ phiếu đang giảm giá.
Vậy việc cắt lỗ như thế nào là hợp lý? Thực ra có rất nhiều phương pháp để thực hiện việc này, từ việc căn cứ vào các hành động giá (trường phái cổ điển) đến việc sử dụng các tín hiệu được tính toán bằng máy tính (là các indicators). Theo quan điểm cá nhân, việc cắt lỗ cần được thực hiện thật nhanh và đơn giản nhất để tránh bị cảm xúc chi phối. Nguyên nhân nhắc đến Price Action vì sự đơn giản tương đối của trường phái này so với việc sử dụng các tín hiệu có sử dụng đến máy tính. Bạn có thể chỉ cần 01 cây bút chì và 01 cây thước là có thể vẽ rất nhiều thứ thú vị về xu hướng giá và xác định điểm cắt lỗ mà không cần đến những phép toán phức tạp. Một nguyên tắc được rất nhiều traders chia sẻ là nguyên tắc KIS (Keep It Simple).

Một số phương pháp cắt lỗ phổ biến dựa theo Price Action như sau:

01. Dựa theo tỷ lệ cắt lỗ cố định:
Tỷ lệ này được hiểu theo 02 cách:
- Một là, tính từ điểm mua gần nhất
- Hai là, tính từ đỉnh cao nhất sau khi đã vào lệnh mua, cách này được áp dụng trong lệnh Trailing Stop.
Tùy theo sở trường bạn mà bạn có thể chọn cách tính phù hợp. Theo William O'Neil trong sách "How to make money in stocks" thì nêu ra tỷ lệ cắt lỗ là 7%-8% tính từ điểm mua gần nhất. Còn tỷ lệ Trailing Stop phổ biến thường được sử dụng là khoảng 10%. Ngoài ra, tùy theo từng cổ phiếu mà bạn có thể nghiên cứu để tìm ra tỷ lệ mà tại đó xác xuất đảo chiều của cổ phiếu là cao nhất.
Cơ sở chính của lý thuyết này là khi một một cổ phiếu khi đã vào giai đoạn tăng giá thì ít khi "rớt giá" quá 10%-12% kể từ đỉnh gần nhất. Bạn có thể kiểm tra lại các biểu đồ của các cổ phiếu tăng trưởng để kiểm tra điểm thú vị này.

Minh họa cách đặt điểm cắt lỗ theo tỷ lệ cố định:

(Hầu hết các cổ phiếu vào gia đoạn tăng trưởng ít khi "rớt giá" quá 10%-12%)


Điểm lợi của phương pháp này là sự đơn giản trong việc xác định mức cắt lỗ. Nhưng điểm bất lợi của nó là mỗi cổ phiếu có "nhịp chuyển động" tương đối khác nhau nên việc áp dụng chung một tỷ lệ đôi khi sẽ tạo ra nhiều tín hiệu nhiễu. Bạn có thể nghiên cứu thêm về đặc điểm biến động giá của từng cổ phiếu để xác định được tỷ lệ phù hợp phù hợp cho từng trường hợp.

02. Dựa theo các ngưỡng hỗ trợ:
Đây là cách mà nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại Nicholas Darvas đã nhắc đến trong quyển sách "How I made $2,000,000 in the stock market". Trước khi mua cổ phiếu ông luôn đặt trước các điểm cắt lỗ ở dưới "đáy chiếc hộp", ngày nay được gọi là các ngưỡng hỗ trợ.
Lý thuyết về các Ngưỡng kháng cự và Ngưỡng hỗ trợ dựa trên cơ cở là "con người có trí nhớ". Trong một giai đoạn nhất định, các nhà đầu tư sẽ ghi nhớ trong đầu về mức giá thấp nhất và cao nhất của một cổ phiếu. Điều này có nghĩa là khi giá cổ phiếu đã rớt hơn cả mức thấp nhất theo cách họ nhớ trong đầu mà họ vẫn không chấp nhận "gom thêm hàng", đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã đánh giá lại giá cổ phiếu.
Giải thích thì hơn dài dòng, chỉ cần tóm gọn là theo phương pháp này thì bạn sẽ đặt điểm bán cắt lỗ bên dưới ngưỡng hỗ trợ được xác định. Tỷ lệ thấp hơn này thông thường là 2%-3% để tránh những tín hiệu nhiễu.

Minh họa cách đặt mức cắt lỗ theo ngưỡng hỗ trợ:

(Minh họa cách đặt các điểm cắt lỗ dựa theo ngưỡng hỗ trợ)

Điểm lợi của phương pháp này là mức cắt lỗ được đặt phù hợp theo chuyển động giá của cổ phiếu tại một thời điểm nhất định. Nhưng điểm bất lợi của nó là khi giá cổ phiếu vào giai đoạn tăng tốc thì rất khó để xác định được chính xác (một cách tương đối) vị trí của ngưỡng hỗ trợ.

03. Dựa theo các đường Trendline:
Nói theo một cách khách quan thì việc vẽ các đường trendlines lại là công việc khá chủ quan! Điều này có nghĩa là khi bạn có "cảm giác" cổ phiếu lên giá thì bạn thường nhìn ra các đường trendlines đi lên, điều ngược lại xảy ra khi bạn có "cảm giác" cổ phiếu đang xuống giá.
Cơ sở của các đường trendline (hoặc là các Channels) là việc công nhận biến động cổ phiếu có tính chu kỳ và tại một thời điểm nhất định thì giá cổ phiếu nằm ít nhất trong 03 chu kỳ chuyển động giá (ngắn, trung và dài hạn). Khi giá cổ phiếu cắt đường trendline thì đó là tín hiệu giá cổ phiếu sẽ đi ngang hoặc đảo chiều để bước vào 1/2 còn lại của một chu kỳ. Việc vẽ đường trendline là công việc tương đối chủ quan, tùy thuộc vào cách nhìn nhận chu kỳ chuyển động giá cổ phiếu của mỗi nhà đầu tư. Điều này giải thích vì sao có nhà đầu tư nhìn cổ phiếu đang đi xuống nhưng người khác lại nhìn thấy là nó đang có xu hướng đi lên, và nhà đầu tư ngắn hạn sẽ có cái nhìn khác với nhà đầu tư dài hạn.
Việc giải thích chi tiết lý thuyết này cũng khá dài dòng, chỉ cần tóm gọn lại là bạn sẽ đặt điểm cắt lỗ nằm ngoài đường trendline, tỷ lệ lệch phổ biến cũng khoảng 2%-3% như phương pháp đặt dưới ngưỡng hỗ trợ đã nêu ở phần trên.

Minh họa cách đặt mức cắt lỗ theo đường trendline:

(Minh họa cách đặt điểm cắt lỗ ngoài vùng của đường trendline)


Điểm lợi của phương pháp này mức cắt lỗ sẽ được đặt phù hợp với chu kỳ chuyển động của cổ phiếu. Nhưng điểm bất lợi của nó lại đến từ cách nhìn nhận một đường trendline "chuẩn" là đôi khi không dễ dàng và vẽ các đường xu hướng của mỗi nhà đầu tư có thể lại không giống nhau, đặc biệt là vào giai đoạn giá cổ phiếu tăng tốc. Do khẩu vị đầu tư của mỗi người lại khác nhau, có thể với nhà đầu tư này thì cổ phiếu đã nằm dưới đường trendline ngắn hạn nhưng với nhà đầu tư dài hạn thì cổ phiếu vẫn còn... khá ổn!
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đường trendlines trong quyển sách "Technical Analysis Explained" của Martin J.Pring, trong tài liệu này thì ông nói rất chi tiết về cách hoạt động của các đường trendlines.

04. Dựa theo mô hình nến Nhật Bản:
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các nhà đầu tư ngắn hạn. Thực tế thì cách này có phần tương đối giống với phương pháp xác định ngưỡng hỗ trợ như đã nêu ở phần trên.
Cơ sở của phương pháp này dựa vào việc hành động giá của cổ phiếu trong những ngày liên tiếp là có xu hướngchứ không phải là ngẫu nhiên. Các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất đều phản ảnh tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn.
Các bạn có thể tham khảo các mô hình nến ngắn hạn trong quyển sách "Japanese Candlestick Charting Techniques" của tác giả Steve Nison (ông là người có công đưa công cụ này của người Nhật phổ biến đến phương Tây). Nếu đếm sơ qua thì có khoảng... 72 mô hình nến ngắn hạn, và việc nhớ hết các mô hình này là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì một số mô hình sẽ là đảo ngược hoặc bước tiếp theo của môt mô hình khác. Một phương pháp là nếu bạn không thể nhớ hết các mô hình nến thì hãy nhớ khoảng 03 mô hình phổ biến là Morning StarInside Up và Hammer,... đây là các mô hình giá ngắn hạn thường gặp trong thị trường chứng khoán. Còn nếu bạn vẫn không thể nhớ được các mô hình này, thì một mẹo nhỏ là bạn thử tìm điểm thấp nhất trong 3-5 nến thấp nhất và liên tiếp trong một giai đoạn, sau đó đặt điểm cắt lỗ dưới nó. Khả năng cao của cách này là bạn đang đặt điểm cắt lỗ phía dưới một mô hình nến nào đó.
Cách đặt các điểm cắt lỗ này là bạn sẽ đặt các điểm này nằm dưới mô hình giá, cũng áp dụng biên độ lệch 2%-3% như đã nói ở phần trên.

Minh họa cách đặt mức cắt lỗ theo mô hình nến Nhật Bản:

(Thực tế cách đặt điểm cắt lỗ này khá giống với việc đặt điểm cắt lỗ dưới ngưỡng hỗ trợ)


Ưu điểm của phương pháp này là điểm cắt lỗ luôn bám sát được chuyển động giá trong ngắn hạn và thường được nâng lên liên tục, vì thế cách này rất có lợi trong những giai đoạn cổ phiếu tăng tốc nhanh khi mà việc xác định các ngưỡng hỗ trợ, đường trendline là khá khó khăn. Nhưng nhược điểm của nó là có thể dễ gây tín hiệu nhiễu vì quá bám sát chuyển động giá trong ngắn hạn, thỉnh thoảng khi cổ phiếu chỉ vừa giảm đến vị trí cắt lỗ thì phục hồi ngay lập tức vì vẫn nằm trong một xu hướng tăng mạnh trong trung dài hạn.

 

05. Dựa theo tỷ lệ Fibonacci:
Cách này thường được áp dụng cho các nhà đầu tư trung & dài hạn. Ngoài ra đối với các nhà đầu tư muốn lựa chọn điểm mua trong giai đoạn giá cổ phiếu điều chỉnh thì đây là phương pháp khá lý tưởng.
Cơ sở của phương pháp này dựa trên lý thuyết sóng Elliot về chuyển động của các con sóng điều chỉnh sẽ tuân theo những tỷ lệ nhất định so với con sóng tăng trước đó, đó không phải là các tỷ lệ ngẫu nhiên mà sẽ tuân theo một "tỷ lệ vàng" (nhà toán học Fibonacci đã phát hiện ra từ thế kỷ thứ 13). Điểm thú vị của phát hiện này trong chuyển động giá cổ phiếu là thông thường sau một giai đoạn tăng, giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh về một mức có tỷ lệ là từ 38% đến 62% của đợt tăng trước đó. Trong thực tế thì tỷ lệ điều chỉnh 50% sẽ gặp nhiều hơn các tỷ lệ khác.
Để giải thích được các tỷ lệ "thần kỳ" này là cả một câu chuyện dài, nếu có điều kiện thì các bạn có thể tham khảo thêm về tỷ lệ này ở cuốn sách "Fibonacci Applications and Strategies for Traders" của Robert Fischer (kỷ lục nổi bật nhất của ông là tăng tài sản lên 400% sau 03 tháng mà chỉ sử dụng lý thuyết sóng Elliot và tỷ lệ Fibonacci).
Việc đặt các điểm cắt lỗ dựa theo tỷ lệ Fibonacci sẽ theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Nếu mua cổ phiếu tại mức điều chỉnh 38% thì đặt điểm cắt lỗ ở mức điều chỉnh 50% hoặc 62%
- Nếu mua cổ phiếu tại mức điều chỉnh 50% thì đặt điểm cắt lỗ ở mức điều chỉnh 62%
- Còn nếu mua cổ phiếu tại mức điều chỉnh 62% thì đặt điểm cắt lỗ ngay bên dưới mức này
Hoặc để đơn giản tỷ lệ này, bạn có thể đặt điểm cắt lỗ dưới vùng 2/3 phần tăng giá của giai đoạn tăng giá trước đó. Có thể cộng thêm biên độ 2%-3% để tránh tín hiệu nhiễu.

Minh họa cách sử dụng tỷ lệ Fibonacci trong việc đặt các mức cắt lỗ.

(Minh họa cách đặt điểm cắt lỗ căn cứ theo tỷ lệ Fibonacci)


Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các biến động ngắn hạn của giá cổ phiếu. Nhưng điểm bất lợi của nó là việc xác định được điểm đầu và điểm cuối của một con sóng tăng lại là công việc khá chủ quan, trong một số giai đoạn của chuyển động giá thì việc xác định được độ dài của con sóng tăng là không dễ dàng và tùy thuộc vào cách nhìn nhận của từng nhà đầu tư.

Ngoài việc sử dụng các Price Action, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để xác nhận như tín hiệu bán của các đường MA, tín hiệu bán của RSIBollinger Band,... hay nhiều loại tín hiệu khác.
Theo góc nhìn cá nhân, đối với việc Mua cổ phiếu hay Bán chốt lời thì cần các tín hiệu xác nhận, nhưng bán cắt lỗ thì điều này có thể không cần thiết. Bạn không thể nói rằng "Tôi chưa bán cắt lỗ vì giá vẫn còn nằm phía trên đường MA hay chỉ số RSI chưa cho tín hiệu bán,...". Khả năng cao là khi có tín hiệu xác nhận rồi thì chúng ta đã nhận một khoản lỗ không nhỏ.

Các phương pháp đều có những mặt ưu điểm và khuyết điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro cũng như sở trường của từng nhà đầu tư. Dù là phương pháp nào đi chăng nữa, 02 nguyên tắc sau đây sẽ gần như xuyên suốt hầu hết trường phái đầu tư/đầu cơ:
- Giữ mọi thứ thật đơn giản (Keep ISimple)
- Giữ các khoản lỗ ở mức nhỏ.

>> Tham khảo nguyên tắc quản trị rủi ro 2%/6% trong quyển "The new trading for a living" của Dr.Alexander Elder. 

BÌNH LUẬN

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Hyundai Giải Ph�ng hyundai santafe 2018 hyundai tucson 2018 hyundai accent 2018 hyundai elantra 2018 hyundai i10 2018 hyundai kona 2018 hyundai sonata 2018 xe hyundai starex b�n tải xe cứu thương hyundai xe tải hyundai 1.5 tấn xe hyundai 16 chỗ