DANH MỤC

Mobile / Zalo / Viber: 0931 538 666
hotline
Zoom Zalo

22 quy luật bất biến trong đầu tư chứng khoán(Phần 2)

Lượt xem: 825 - Ngày đăng : 10/11/2018

Quy luật số 12: Thị trường có tăng thì cũng có giảm, có cả đi ngang nữa
 

Đây là sai lầm của rất nhiều bạn mới đầu tư chứng khoán, tức là lúc nào cũng chỉ chăm chăm xem thị trường lên hay là xuống, để mà mua với bán.

Thị trường còn có một trạng thái khác, đó là đi ngang, hay còn gọi là không có xu hướng rõ ràng. Đáng tiếc là giai đoạn này lại chiếm từ 30 – 40% thời gian trên thị trường.

Đặc điểm dễ thấy nhất của giai đoạn này đó là cổ phiếu vừa lên được 1 – 2 phiên thì lại giảm. Bạn vừa mua xong thì giá nó xuống, đợi mấy phiên xong bán ra thì nó lại lên. Bạn bị lỗ không nhiều, nhưng lại liên tục quay vòng vì “nhìn đâu cũng tưởng ngon ăn”, khiến thị trường không giảm mà tài sản thì bay nhanh

 

 

Quy luật số 13: Không phải cứ tin tức tốt hỗ trợ là cổ phiếu sẽ tăng
 

Khi cổ phiếu lên thì tin tốt tạo đà cho nó lên mạnh hơn.

Còn khi cổ phiếu đã giảm thì có rất nhiều người kẹt hàng ở vùng giá cao, họ chỉ chờ cổ phiếu hồi lên một chút là họ bán ra.

Tin tốt cũng không cứu được cổ phiếu là như vậy

 

Quy luật số 14: Trong xu hướng giảm, khi nào thấy volume cạn kiệt là lúc nên cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó
 

Cổ phiếu giảm tức là lượng bán nhiều hơn lượng mua. Khi volume cạn kiệt tức là không còn nhiều cổ phiếu được bán ra nữa, lượng cung không còn nhiều, nên theo dõi để sẵn sàng mua vào

 

 

Quy luật số 15: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo đúng 5 nhịp sóng Elliott: 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh
 

Có nhiều tranh cãi về tính ứng dụng và mức độ chính xác của sóng Elliott, đa phần là của những người không biết đếm sóng!

Sóng Elliott chính xác và sẽ luôn hiệu quả trên tất cả các thị trường, các khung thời gian là do nó phản ánh chính xác các giai đoạn tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường: từ bi quan, nghi ngờ, tự tin đến hưng phấn.

 

Quy luật số 16: Một cổ phiếu khi đã thực sự tăng giá sẽ tăng từ 3 – 6 tháng liên tục vì vậy không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng
 

“Nhỡ nó tăng mất thì sao” là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ không phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự – đâu là cổ phiếu “ăn theo”

Một cổ phiếu tăng thực sự sẽ tăng từ 3 – 6 tháng. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 – 3 tuần là kết thúc.

Bạn mua cổ phiếu ăn theo thì dù có mua sớm cũng chỉ lãi 7 – 10%. Còn mua đúng cổ phiếu hàng đầu thì có mua muộn cũng lãi 20 – 30% là chuyện bình thường.

 

Quy luật số 17: Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh
 

Xin trích dẫn lời của Rothschild, một gia tộc tài chính thế lực mà bạn nào đọc “chiến tranh tiền tệ” đều biết

“Tôi thành công trên thị trường chứng khoán là nhờ không bao giờ cố mua ở đáy và bán ra ở đỉnh”

Khi thị trường tăng, người có kinh nghiệm thường mua khi chắc chắn xu hướng tăng và bán ra khi đã kiếm đủ lời. Hay còn gọi là “mua cao, bán cao hơn”

 

Quy luật số 18: Người ta sẽ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho việc cổ phiếu của bạn tăng hay là giảm. Đáng buồn là các lý do luôn được đưa ra khi cổ phiếu đã chạy mất rồi

 

“Sao mấy hôm nay con này tăng nhiều thế nhỉ”

“Các nhà đầu tư lo ngại con khỉ của Tổng thống bỏ bữa nên đã bán tháo cổ phiếu !?”

Người ta bán ra vì người ta có lãi, người ta bán ra để cắt lỗ, người ta bán ra vì LO NGẠI mà không biết lo ngại cái gì!

Không quan trọng là tin tức gì, lý do gì, bạn đừng đi tìm nguyên nhân làm giá thay đổi. Hãy xem xem liệu chính xác cổ phiếu tăng hay giảm và sẵn sàng cho các kịch bản có thể xảy ra.

 

Quy luật số 19: Khi nào ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời thì nên cân nhắc bán chúng
 

Thị trường Việt Nam năm 2008 – khi chủ quán bia cũng dễ dàng kiếm lời sau vai ngày đầu tư thì vài tháng sau thị trường đạt đỉnh, bước vào một thời kỳ đen tối

Bong bóng chứng khoán trung quốc 2015. P/E toàn thị trường lên đến 50, ngay cả bà bán rau cũng gom tiền chơi chứng khoán

Không có gì ngạc nhiên khi chỉ trong 4 tháng chỉ số Shanghai giảm đến 60% từ mức 5100 xuống chỉ còn 3000 vào tháng 10/2015

 

 

Quy luật số 20: Cổ phiếu có một khoảng thời gian gọi là “phân phối đỉnh”. Bạn phải bán cp trong giai đoạn này trước khi quá muộn
 

Phân phối đỉnh là giai đoạn mà những người mua cổ phiếu giá thấp bán ra cho những người đến sau.

Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng volume rất lớn. Tức là rất nhiều cổ phiếu được trao tay giai đoạn này. Khi lượng này được trao tay hết, lượng cầu giảm đi cũng là lúc giá bắt đầu ..tèo

 

Quy luật số 21: Các cổ phiếu tăng nhiều nhất thường chứng kiến tăng trưởng kinh doanh đột biến trong năm đó
 

Điều này đã được thống kê qua nhiều năm lịch sử ở rất nhiều thị trường chứng khoán Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam.
Các cổ phiếu thể hiện được mức lợi nhuận tăng liên tục trong 3 – 5 năm và chứng kiến mức lợi nhuận đột bién trong quý thường nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông tài chính cũng như các nhà đầu tư.

Mỗi khi các cổ phiếu này vượt qua mốc đỉnh lịch sử của nó là lại có một vài bài báo thu hút nhiều sự chú ý. Đáng tiếc là đa số nhà đầu tư cảm thấy giá quá cao rồi và không dám mua vào.

 

 

Quy luật số 22: 21 quy luật trên có thể áp dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán từ Mỹ đến Việt Nam
 

Các bạn cứ nghĩ là đầu tư ở nước ngoài minh bạch hơn, công nghệ cao hơn, lịch sử lâu đời hơn thì nó khác đầu tư chứng khoán Việt Nam

Thực ra ở nước ngoài nhiều cao thủ hơn, quy định cũng thoáng hơn nên là rất khắc nghiệt với newbie. Ví dụ: một cổ phiếu ở Mỹ có thể giảm 50% ..chỉ trong một ngày, rủi ro hơn sàn 7% của Việt Nam rất nhiều

BÌNH LUẬN

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Hyundai Giải Ph�ng hyundai santafe 2018 hyundai tucson 2018 hyundai accent 2018 hyundai elantra 2018 hyundai i10 2018 hyundai kona 2018 hyundai sonata 2018 xe hyundai starex b�n tải xe cứu thương hyundai xe tải hyundai 1.5 tấn xe hyundai 16 chỗ