PIVOT POINT – ĐIỂM XOAY LÀ GÌ? SỬ DỤNG PIVOT POINT CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
1. Pivot Point – Điểm xoay là gì?
Nhiều người giao dịch sử dụng Pivot Point (PP) – điểm xoay, điểm trục – để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự. Đơn giản thì Pivot Point và các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đó.
Vậy tại sao Pivot Point lại hấp dẫn vậy?
Đơn giản vì nó là MỤC TIÊU. Không giống như những chỉ báo kỹ thuật khác đã học, Pivot Point là một mức hỗ trợ kháng cự “cứng” chứ không biến động con số theo giá như RSI, Stoch hay MACD.
Pivot Point có thể được xem đơn giản như các mức Fibonacci với những hỗ trợ và kháng cự mà nhiều người cùng chú ý.
Sự khác biệt giữa Pivot Point và Fibonacci là Fibonacci sẽ phải đo đạc bằng cách dùng những đỉnh đáy khác nhau trong những điều kiện thị trường khác nhau, còn đối với Pivot Point, công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp.
Khi có một khối lượng giao dịch tăng cao đột biến trong thị trường, thì cản Pivot Points nhiều khả năng sẽ bị hiện tượng Breakout và ngược lại, khi có khối lượng giao dịch giảm đi, chúng ta sẽ thấy những hành động giá giữa các cản của Pivot Points
Pivot Points được coi là Indicator hàng đầu vì khả năng tiên đoán của nó rất chất chính xác. Nhiều Trader rất thích sử dụng Pivot Point kết hợp với các mức cản truyền thống để xác nhận độ tin cậy của cản giá đó, Tuy nhiên, một số người vẫn tin rằng chỉ sử dụng Pivot Points là đủ bởi vì đây là một chỉ báo dự báo tương lai của thị trường.
Như bạn đã thấy, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự. Hãy xem ý nghĩa:
PP là Pivot Point – điểm xoay.
S là Support – hỗ trợ.
R là Resistance – kháng cự
Tuy nhiên, cũng đừng vội suy nghĩ là “S1 cũng là hỗ trợ” hoặc “R1 cũng là kháng cự”.
2. Cách tính Pivot Points truyền thống (Standard Pivot Points)
Pivot Points truyền thống (Standard Pivot Points) còn được gọi là Floor Pivot Points hoặc Classic Pivot Points. Các thuật ngữ này sử dụng để thay thế cho nhau, nhưng điều bạn cần nhớ là dù gì đi nữa, đây là loại Pivot Points được nhiều người sử dụng nhất.
Việc tính toán trên Standard Pivots bắt đầu với một đường cơ sở Pivot Points (PP). Bạn có thể dễ dàng tính toán (P) bằng cách lấy giá cao nhất, thấp nhất, và đóng cửa chia cho 3.
Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất của phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước)/3.
Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính toán như sau:
Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên:
Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước.
Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước.
Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
Kháng cự 2 (R2) = PP + (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:
Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – Giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)
3. Cách tính Woodie's Pivot Points
Bây giờ chúng ta chuyển sang Woodie's Pivot Points. Woodie's Pivot Point được tính bằng công thức bên dưới:
R2 = PP + (High – Low)
R1 = (2 X PP) – Low
PP = (High + Low) + (2 x Close) / 4
S1 = (2 X PP) – High
S2 = PP – (High + Low)
Bạn có thể thấy rằng, Woodie' Pivot Points rất khác với Standard Pivot Points. Một trong những đặc biệt chính là công thức của Woodie tập trung nhiều hơn vào Giá Đóng Cửa (Close). Lưu ý rằng, PP được tính bằng việc x 2 giá trị của giá đóng cửa, cộng thêm giá cao nhất và thấp nhất, chia 4, sẽ ra được mức PP.
4. Cách tính Camarilla Pivot Points
Camarilla Pivot Point được phát minh bởi Nick Scott vào cuối năm 1980. Indicator này giống với Woodie ở chỗ chúng sử dụng giá đóng cửa của ngày hôm trước rồi tính toán các mức độ giá
Nhưng thay vì 2 mức hỗ trợ và kháng cự truyền thống, S1, S1, R1, R2, Camarilla có đến 4 mức hỗ trợ và kháng cự kháng nhau. Tổng cộng, chúng ta sẽ có 9 cấp độ khác nhau của Camarilla. Ngoài ra, Camarilla được tính theo một hằng số đặc biệt
R4 = Close + ((High -Low) x 1.5000)
R3 = Close + ((High -Low) x 1.2500)
R2 = Close + ((High -Low) x 1.1666)
R1 = Close + ((High -Low x 1.0833)
PP = (High + Low + Close) / 3
S1 = Close – ((High -Low) x 1.0833)
S2 = Close – ((High -Low) x 1.1666)
S3 = Close – ((High -Low) x 1.2500)
S4 = Close – ((High-Low) x 1.5000)
Bạn có thể thấy, có tổng cộng 4 mức kháng cự và 4 mức hỗ trợ khác nhau, Nhiều nhà giao dịch đặc biệt sử dụng các biến động giá tại mức R3 hoặc S3.
5. Fibonacci Pivot Points
Các nghiên cứu về Fibonacci Retracements, Extensions, Projections rất phổ biến trong thị trường Tài chính, Tiền tệ. Các mức Fibonacci mà các Trader thường quan sát là ở mức 38.2% hoặc 61.8%.
Nhưng bạn có biết rằng, bạn có thể kết hợp các mức Fibonacci này vào Pivot Points không? Trên thực tế, nó khá giống với Standard Pivot Point:
R1 = P + (.382 * (High – Low))
R2 = P + (.618 * (High – Low))
R3 = P + (1 * (High – Low))
P = (High + Low + Close) / 3
S3 = P – (1 * (High – Low))
S2 = P – (.618 * (High – Low))
S1 = P – (.382 * (High – Low))
6. Demark Pivot Points
Demark Pivot Points được công bố bởi Tom Demark, một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng. Demark Pivots Points rất khác với các loại Pivot Points mà tôi đã nói ở trên.
Demark sử dụng thêm số X để tính mức kháng cự và đường hỗ trợ:
Nếu Close > Open, thì X = (2 x High) + Low + Close
Nếu Close < Open, thì X = High + (2 x Low) + Close
Nếu Close = Open, thì X = High + Low + (2 x Close)
Pivot Point = X/4
R1 = X/2 – Low
S1 = X/2 – High
Demark Pivot Points chú trọng nhiều hơn vào hành động giá của phiên trước.
NGƯỜI BUÔN CHỨNG
Thông Tin Liên Hệ
ĐT/Zalo/Viber: 0931 538 666
E-mail: admin@nguoibuonchung.vn
Room Zalo: https://zalo.me/g/loaorw030
Khi tham gia team NBC các bạn sẽ được:
+ Hỗ trợ cài đặt phần mềm phân tích kỹ thuật Amibroker miễn phí.
+ Tặng code mua bán, code lọc cổ phiếu tốt trong phiên.
+ Tham gia vào room khuyến nghị trong phiên.
+ Học hỏi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đầu tư.