P/E là gì?
P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER) là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng dùng để đánh giá mối liên hệ giữa giá hiện tại của một cổ phiếu và tỷ số thu nhập trên cổ phần, điều đó thể hiện nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Có 2 loại P/E:
- Trailing P/E: loại lấy thu nhập 1 trước đó. Khi nói P/E thì được hiểu là P/E trailing.
- Forward PE (P/E dự phóng) loại dự báo thu nhập 1 năm tiếp theo.
Cách tính chỉ số P/E
Khi đã nắm được khái niệm chỉ số P/E là gì thì bạn cần ghi nhớ chi tiết về cách tính chỉ số P/E như sau: P/E = Giá thị trường / thu nhập của mỗi cổ phiếu
Trong đó:
- P (Market Price): Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
- EPS (Earning Per Share) : thu nhập của mỗi cổ phiếu
- Công thức EPS: = (thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)
Hệ số P/E là gì? – P/E thể hiện giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nói cách khác là nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một đồng thu nhập. P/E được tính toán dựa trên số liệu trong vòng 1 năm.
Ví dụ: Công ty A có giá cổ phiếu bán trên thị trường là 180.000đ và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 9.000đ thì chỉ số P/E sẽ là: P/E= 180.000/9000= 20. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đồng tư sẵn sàng trả 20 đồng cho một đồng lợi nhuận của công ty A kiếm được trong vòng 1 năm. Nếu chỉ số P/E là 10, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chỉ trả 1 đồng cho 1 đồng lợi nhuận.
Ý nghĩa chỉ số P/E là gì?
Qua định nghĩa P/E là gì, chúng ta thấy vai trò của chỉ số này quan trọng như nào. Chỉ số P/E dùng để đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ dựa vào hệ số P/E để phân tích, đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp.
Thông thường, chỉ số P/E dao động từ 5- 15.
Nếu chỉ số P/E lớn hơn 20 có nghĩa là:
- Cổ phiếu doanh nghiệp đang được định giá cao.
- Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Lợi nhuận ít nhưng chỉ mang tính tạm thời.
- Doanh nghiệp ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
Chỉ số P/E thấp cho thấy rằng:
- Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị định giá thấp.
- Doanh nghiệp đang gặp vấn đề (tài chính, hoạt động kinh doanh…).
- Công ty có được những khoản lợi nhuận đột biến (ví dụ như bán tài sản,…).
- Doanh nghiệp ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
Những lưu ý khi tính toán chỉ số P/E
P/E được tính toán dựa trên số liệu trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của doanh nghiệp chịu nhiều tác động của các yếu tố khách quan, nên có thể lên xuống thất thường.
Như vậy, chỉ số P/E chỉ có tác dụng khi được đặt trong cùng một hoàn cảnh. Các yếu tố ảnh hưởng đến P/E như: tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh, mức độ an toàn về mặt tài chính, ngành nghề kinh doanh, các điều kiện vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của đất nước.
Vì vậy, khi đưa ra các quyết định đầu tư, cần xem xét P/E trong nhiều năm hoặc thực hiện phân tích, đánh giá, so sánh với P/E với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính và vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Đánh giá P/E dựa vào các góc độ:
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: Nếu chỉ số tăng trưởng của doanh nghiệp chỉ từ 5-7% mà chỉ số P/E vẫn đạt mức cao, chứng tỏ giá cổ phiếu của doanh nghiệp này rất cao
- Chỉ số P/E của ngành: Phải so sánh chỉ số P/E trong cùng một ngành, nếu bạn so sánh chỉ số P/E của một công ty điện với P/E của một công ty kỹ thuật cao thì điều đó là vô nghĩa
- Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu: P/E sẽ trở nên vô ích nếu không phản ánh mức độ lạm phát, lãi suất,…
- Các rủi ro của doanh nghiệp như: Nợ, các rủi ro kinh doanh: rủi ro về quản trị, khả năng xâm nhập ngành.
P/E chỉ cho thấy hình ảnh của công ty, không phải là hệ số đáng tin cậy để đánh giá bởi các lý do sau:
- P/E chỉ có ý nghĩa so sánh đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô và một số điều kiện khác. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có đủ các doanh nghiệp có những nét tương đồng như vậy để so sánh nên ta không có cơ sở để đánh giá P/E một cách chính xác và toàn diện nhất
- Theo pháp luật về chứng khoán Việt Nam không bắt buộc các công ty công bố cụ thể về thông tin. Mặt khác, các công ty báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về các hoạt động nhưng chỉ mang tính chung chung, không cụ thể. Vì vậy , nhà đầu tư không thể nắm bắt được thông tin và không thể dự kiến chắc chắn được lợi nhuận sắp tới.
Mối liên hệ giữa chỉ số tài chính với chỉ số P/E là gì?
P/E là một chỉ số tài chính quan trọng, cho thấy hình ảnh của một công ty và có mối liên hệ mật thiết với các chỉ số tài chính khác. Vậy mối liên hệ giữa các chỉ số tài chính EPS, EPG với P/E là gì
Sự liên quan giữa EPS và P/E là gì?
EPS là thu nhập trên một cổ phiếu, đây là biến số quan trọng trong việc tính giá cổ phiếu. Đây cũng là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E, E trong hệ số P/E là EPS. P là giá cổ phiếu, nó luôn thay đổi nhưng chỉ được doanh nghiệp công bố theo quý. Còn kết quả tử số EPS là biến số luôn thay đổi, là yếu tố quyết định đến chỉ số P/E.
Mối liên hệ giữa PEG và P/E là gì?
PEG là chỉ số so sánh giữa chỉ số P/E và và tốc độ tăng trưởng (G) thu nhập ròng của cổ phiếu (EPS) Như vậy, để biết P/E nào là phù hợp với từng mã cổ phiếu phải thông qua chỉ số PEG, ta sẽ có: PEG = (P/E)/G
- Nếu chỉ số PEG bằng 1, đồng nghĩa với việc tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu đã được thị trường phản ánh đầy đủ trong giá cổ phiếu.
- Khi chỉ số PEG > 1, đồng nghĩa với việc có thể cổ phiếu đang bị trị trường định giá quá cao, nói cách khác thì mức tăng trưởng thật sự mà cổ phiếu tạo ra thấp hơn so với mức thu nhập mà thì trường kỳ vọng. Các cổ phiếu tăng trưởng thường có PEG lớn hơn 1, bởi vì các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho mỗi cổ phiếu được kỳ vọng có mức tăng trưởng nhanh. Đó cũng có thể là do thu nhập được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn ở mức ổn định vì nhiều lý do.
- Khi chỉ số PEG nhỏ hơn 1, đồng nghĩa với việc cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hoặc thị trường không còn kỳ vọng vào sự tăng trưởng thu nhập như dự báo mà doanh nghiệp đã đưa ra. Những kỳ vọng về thu nhập cổ phiếu của nhà đầu tư đang tăng lên trong khi thị trường không nhận ra được tiềm năng của cổ phiếu đó dẫn đến việc các cổ phiếu thu nhập thường có chỉ số PEG nhỏ hơn 1. Mặt khác, có thể là do kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu đó đã giảm mạnh so với những dự báo mà doanh nghiệp đưa ra
Tốc độ tăng trưởng G của thu nhập ròng của cổ phiếu (EPS) là tốc độ tăng trưởng kỳ vọng và dự đoán của nhà đầu tư. Nhà đầu tư dự đoán tốc độ tăng trưởng G càng chính xác thì mức P/E càng hợp lý; vì vậy, sẽ mua được cổ phiếu với mức giá hấp dẫn nằm trong tính toán.