DANH MỤC

Mobile / Zalo / Viber: 0931 538 666
hotline
Zoom Zalo

Khuyến nghị mua với mã cổ phiếu STK- Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ

Lượt xem: 3782 - Ngày đăng : 30/11/2018

CẬP NHẬT KQKD 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2018.

Doanh thu 1,781 tỷ (+24.5%yoy) nhờ doanh số bán sợi tái chế recycle với giá bán cao hơn tăng mạnh. Biên lãi gộp cải thiện lên 14.3% so với mức 10.4% cùng kỳ. Tỷ trọng sản phẩm sợi tái chế recycle, vốn có biên lãi gộp cao hơn gia tăng giúp cải thiện biên lãi gộp toàn công ty.

Chi phí tài chính tăng 111% chủ yếu do lỗ từ hoạt động tỷ giá lên tới 27 tỷ đồng. Chi phí lãi vay ổn định ở mưc 20 tỷ đồng. Chi phí BH&QLDN được kiểm soát tốt khi chỉ tăng 8% lên 64.5 tỷ đồng, tương đương 3.6% doanh thu, thấp hơn mức 4.17% cùng kỳ. LNST theo đó đạt 148.3 tỷ, tăng 105%yoy, trong đó LNST công ty mẹ là 131.4 tỷ, tăng 96.4%yoy.

Như vậy STK đã hoàn thành 75.7% kế hoạch doanh thu và vượt 17.8% kế hoạch LNST năm 2018.

DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2018 CỦA STK

Triển vọng kinh doanh

Tràng Bảng 5 đi vào hoạt động giúp cải thiện biên lợi nhuận và gia tăng công suất. Dự án Tràng Bảng 5 với công suất 3,300 tấn sợi DTY và 1,500 tấn hạt nhựa Recycle chip cho sợi tái chế chính thức được khởi công vào tháng 3/2018 với tổng vốn đầu tư 130 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018 sẽ giúp nâng công suất của STK lên 63,300 tấn sợi/năm. Đồng thời với công suất 1,500 tấn hạt như Recycle chip, STK sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm sợi tài chế cũng như cải thiện biên lãi gộp của mặt hàng này.

Ngành dệt may thế giới duy trì tăng trưởng. Theo dự báo của Malcolm Newbery (Just Style 2011), ngành dệt may thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự gia tăng về doanh thu từ nay đến 2030, đạt mức 1.664 tỷ USD, tức tăng 5,4%/năm. Đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng.

Nhu cầu sợi tăng khi các hiệp định thương mại có hiệu lực. Vốn FDI vào dệt may tăng mạnh từ khi Việt Nam bắt đầu đàm phán TPP. Trong cao điểm 2014 - 2015, vốn nước ngoài cam kết đổ vào Việt Nam lần lượt là 1.75 và 2.6 tỷ USD. Năm 2017, khi Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP, tổng vốn FDI đổ vào dệt may còn 651.4 triệu USD. Tuy nhiên, CPTPP, EVFTA sắp có hiệu lực trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang gia tăng sẽ là yếu tố giúp thu hút nguồn vốn FDI vào ngành Dệt may Việt Nam, qua đó thúc đẩy nhu cầu đối với sợi, sản phẩm của STK.

Rủi ro

Giá nguyên liệu đầu vào. Nguyên vật liệu đầu vào của STK là PET chip, sản phẩm có giá biến động theo giá dầu, do đó nếu công ty không kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu cũng như giá bán đầu ra, biên lãi gộp sẽ bị ảnh hưởng mạnh.

Tỷ giá. Hoạt động sản xuất kinh doanh của STK sử dụng nhiều ngoại tệ. Nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với tỷ trọng chiếm khoảng 75%-80% trong giá vốn hàng bán. Ngoài ra, Công ty hiện có khoản vay dài hạn trị giá 24 triệu USD để đầu tư nhà máy mở rộng sản xuất sợi tại Chi nhánh Trảng Bàng – Giai đoạn 3, do đó những biến động tăng giá của đồng USD trong thời gian gần đây sẽ làm tăng chi phí tài chính của công ty.

Hiệp định thương mại cũng làm gia tăng cạnh tranh. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết sẽ thu hút dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, trong đó có khâu sản xuất sợi của STK gây áp lực cạnh tranh lên công ty.

Thuế chống bán phá giá. Theo Bộ Công thương, thời gian qua, một số nước đã tăng cường sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại với sợi Việt Nam. Cụ thể, từ năm 2007 đến nay, hàng xơ, sợi xuất khẩu của Việt Nam bị kiện đến 11 vụ, trong đó có 7 vụ kiện chống bán phá giá, 1 vụ kiện chống trợ cấp, 2 vụ kiện áp dụng biện pháp tự vệ, 1 vụ kiện chống lẩn tránh thuế. Riêng năm 2017, Việt Nam chịu 3 vụ kiện, trong đó, Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament, Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sợi polyester, Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống bán phá giá sợi bán thành phẩm. Các biện pháp áp thuế chống bán gía đã cho thấy sức ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu xơ, sợi của STK, thể hiện ở tỷ trọng đóng góp doanh thu của thị trường Thổ Nhĩ Kỳ từ 20% năm 2016 về 0% vào năm 2017 khi nước này áp thuế đối với sợi Việt Nam vào cuối năm 2016

Dự báo KQKD 2018

 

TH 2016

% kế hoạch

TH 2017

% kế hoạch

%yoy

2018F

%YoY

Doanh thu thuần

1,358,285

82.57%

1,989,053

103.89%

46.44%

2,350,000

18.15%

LNST

28,599

22.50%

99,615

114.32%

248.32%

175,000

75.68%

Dự báo năm 2018, STK có thể đạt doanh thu 2,350 tỷ đồng (+18.15%). Biên lãi gộp cải thiện lên 14.5% nhờ giá bán trung bình tăng nhanh hơn chi phí đầu vào. Chi phí tài chính 62 tỷ do  lỗ tỷ giá, trong khi chi phí BH&QLDN được kiểm soát tốt ở mức 3.8% doanh thu, đạt 89.3 tỷ. LNST theo đó đạt 175 tỷ (76%yoy), tương đương EPS 2018 = 2,928 VNĐ.

Định giá:

 

ADS

FTM

TVT

PPH

STK

Trung bình

Dự phóng STK

Giá hợp lý (VNĐ)

P/E

4.16

20.42

6.09

6.97

11.73

9.874

10

29,280

P/B

0.77

1.32

0.68

0.71

1.36

0.968

1.3

18,698

Giá hợp lý theo 2 phương pháp

 

23,989

Dựa trên phương pháp P/E và P/B chúng tôi cho rằng giá trị hợp lý của STK là 24,000 VNĐ, tỷ suất lợi nhuận 29.7%

Khuyến nghị : MUA

Mục tiêu: Trung hạn (6 tháng)

 

 

BÌNH LUẬN

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Hyundai Giải Ph�ng hyundai santafe 2018 hyundai tucson 2018 hyundai accent 2018 hyundai elantra 2018 hyundai i10 2018 hyundai kona 2018 hyundai sonata 2018 xe hyundai starex b�n tải xe cứu thương hyundai xe tải hyundai 1.5 tấn xe hyundai 16 chỗ