DANH MỤC

Mobile / Zalo / Viber: 0931 538 666
hotline
Zoom Zalo

CHỈ SỐ P/S LÀ GÌ? SỬ DỤNG P/S NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

Lượt xem: 1534 - Ngày đăng : 26/01/2019

Chỉ số P/S hay PSR (Price to sales ratio) là một trong hai chỉ số được sử dụng song song với nhau (chỉ số còn lại là P/E). Tuy nó không thông dụng và quen thuộc như P/E nhưng được rất nhiều nhà phân tích sử dụng như một bộ lọc phản ánh sự chân thật của tình hình sản xuất kinh doanh trong khi chỉ số P/E ngày càng bị sai lệch do sự bóp méo lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ngoài ra, P/S hay ở chỗ nó có thể dự báo được một công ty sắp phá sản hay không. Nói chung, P/S là một chỉ số không thể thiếu khi phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như định giá doanh nghiệp đó.



TẠI SAO P/S LẠI LÀ MỘT CHỈ SỐ TUYỆT VỜI KHI PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP?

Trước tiên chúng ta cần phải biết P/S là gì.

Chỉ số P/S hay còn gọi là chỉ số giá trên doanh thu. Chỉ số này có ý nghĩa ra nhà đầu tư phải bỏ bao nhiêu đồng để mua doanh nghiệp và hưởng một đồng doanh thu mà doanh nghiệp đó làm ra.

Công thức của P/S: P/S = Giá / Doanh thu

Theo công thức này thì nếu doanh thu của doanh nghiệp đó tăng lên sẽ dẫn đến P/S thấp. Do đó mà P/S càng thấp thì sẽ rất tốt cho doanh nghiệp.

Nhiều người sử dụng P/S để thay thế cho P/E, nhưng tôi nghĩ nên sử dụng song song cả hai chỉ số này để đánh giá doanh nghiệp sẽ tối ưu hơn. Lý do như sau:

+ P/E nếu sử dụng riêng lẻ sẽ không chính xác bởi lẽ lợi nhuận của doanh nghiệp rất dễ bị bóp méo bằng các thủ thuật kế toán. Do đó mà P/E sẽ không phản ánh thực chất giá trị của doanh nghiệp đó. Trong khi doanh thu thì ít có khả năng bị bóp méo hơn, dẫn đến chỉ số P/S sẽ trung thực hơn. Nếu có sự bất thường giữa P/E và P/S thì chứng tỏ doanh nghiệp có vấn đề. Do đó mà P/S được xem là một bộ lọc rất tốt cho P/E và cả tài chính doanh nghiệp.

+ Tuy nhiên, sẽ có những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả tức là doanh thu tăng cao nhưng chi phí cũng tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận không những không tăng mà còn giảm. Như vậy, P/S tuy có thấp nhưng doanh nghiệp chúng ta vẫn không sử dụng nó để phân tích. Do đó mà vẫn phải cần tới chỉ số P/E để làm đối ứng và phát hiện ra sự không hiệu quả này.

Từ hai lý do này,  khi phân tích chúng ta nên sử dụng cả hai chỉ số P/E và P/S.

SỬ DỤNG P/S NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Như đề cập ở trên, một doanh nghiệp tốt sẽ có P/S thấp, nhưng thấp tới mức nào?

Chúng ta sẽ có hai yếu tố cần xem xét cho P/S:

+ Chỉ số P/S nên thấp hơn trung bình ngành và đối thủ cạnh tranh

+ Chì số P/S của doanh nghiệp nên có xu hướng giảm dần qua các năm và các quý. Đó chính là tín hiệu của một doanh nghiệp tốt.

Chúng ta cùng xem ví dụ của một doanh nghiệp tốt khi chỉ số P/S giảm dần qua các năm.

 

 ​


Đây là dữ liệu về chỉ số P/S của Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô (HDG). Chúng ta thấy rằng chỉ số P/S của HDG giảm dần kể từ năm 2015. P/S năm 2015 là 2.3, qua năm 2016, P/S còn 1.9 và đến năm 2017, P/S chỉ còn 1.7.

So sánh thêm chỉ số P/E để đảm bảo rằng doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả (doanh thu tăng tương ứng lợi nhuận tăng theo):

 

 ​


Như vậy, P/E của HDG cũng giảm rõ rệt từ năm 2015 đến 2017. Rõ ràng cả P/S và P/E đều giảm, đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp.

Dưới đây là kết quả giá cổ phiếu giai đoạn năm 2016 - 2018 của HDG

 


Lưu ý rằng P/S và P/E không phải là yếu tố duy nhất quyết định cổ phiếu đó có tốt hay không. Chúng ta cần phải xem xét rất nhiều yếu tố khác nữa trước khi ra quyết định mua hay bán.

BÌNH LUẬN

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Hyundai Giải Ph�ng hyundai santafe 2018 hyundai tucson 2018 hyundai accent 2018 hyundai elantra 2018 hyundai i10 2018 hyundai kona 2018 hyundai sonata 2018 xe hyundai starex b�n tải xe cứu thương hyundai xe tải hyundai 1.5 tấn xe hyundai 16 chỗ