DANH MỤC

Mobile / Zalo / Viber: 0931 538 666
hotline
Zoom Zalo

Cách xem Bảng giá Chứng khoán và tìm hiểu cách thức khớp lệnh

Lượt xem: 2546 - Ngày đăng : 20/11/2018

Để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán chúng ta cần phải hiểu về cấu trúc của bảng giá và cách thức khớp lệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan về bảng giá chứng khoán điện tử và cách thức khớp lệnh cũng như 1 vài khái niệm cơ bản liên quan.

 

1. Cấu trúc cơ bản của bảng giá chứng khoán bao gồm:

 

  • Chỉ số thị trường: cho biết giá trị hiện tại của chỉ số, tổng khối lương giao dịch cũng như hiện trạng tăng giảm của chỉ số đó tính từ giá trị tham chiếu đầu phiên giao dịch
  • Mục chọn sàn giao dịch từ đó có thể truy cập vào các mã trên sàn tương ứng.
  • Mã chứng khoán : mã chứng khoán tương ứng với các công ty giao dịch trên sàn. Ở ví dụ trên là các mã giao dịch trên sàn HOSE. Để tra cứu mã giao dịch tương ứng với công ty nào ta có thể tra cứu thông tin trên trang tra cứu phổ biến là cafef.
  • Tổng KL: là tổng khối lượng khớp lệnh tương đương với số lượng cổ phiếu đã khớp lệnh từ lúc mở cửa đầu phiên tới thời điểm hiên tại.
  • Cột khớp lệnh ở đây được xếp ở giữa 2 bên dư mua và dư bán, cho biết giá hiện tại và khối lượng của giao dịch khớp lệnh gần nhất. Để hiểu rõ hơn ta xem tìm hiểu trong phần cách thức khớp lệnh.
  • ĐTNN: cho biết khối lượng khớp lệnh từ đầu phiên tới thời điểm hiện tại của Nhà Đầu tư Nước ngoài ( hay còn gọi là Khối ngoại ).
  • Cột dư mua, bán : hiện tổng khối lượng lệnh đang đặt mà chưa khớp của mã giao dịch đó. Hiện tại chỉ hiện thông tin dư mua bán trong phiên của các mã giao dịch trên 2 sàn HNX và UPCoM.

Hiện tại ở Việt Nam đang sở hữu 2 Sở giao dịch Chứng khoán là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Sở GDCK Tp. HCM) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) chia nhau quản lý 3 sàn giao dịch Chứng khoán là: HOSE, HNX và UPCoM. Trong đó Sở GDCK TP. HCM quản lý sàn HOSE, còn Sở GDCK Hà Nội quản lý sàn HNXUPCoM. Hiện tại sàn HOSE có quy mô vốn hóa và giá trị giao dịch lớn nhất, bao gồm nhiều doanh nghiệp quy mô vốn hóa lớn. Theo thống kê tại Phiên giao dịch ngày 05/04/2019 thì: HOSE có giá trị giao dịch 3.885 tỷ đồng, sàn HNX có giá trị giao dịch 403 tỷ đồng và UPCoM chỉ có 244 tỷ đồng.

Ngoài ba chỉ số chính của 3 sàn giao dịch VN Index (HOSE), HNX Index (HNX) và UPCoM (UPCoM Index) thì 2 Sở GDCK còn phát triển thêm 1 loạt chỉ số phụ riêng như VN30, HNX30, VNXALL, VN100, VNALL, VNMID, … .Chỉ số VN30 là chỉ số hay được sử dụng vì thể hiện cho 30 mã có vốn hóa lớn của sàn HOSE, đồng thời biến động của VN30 liên quan tới 4 hợp đồng chứng khoán phái sinh ở thời điểm hiện tại.

Hiện tại nhiều bảng giá trên thị trường đều cho phép người dùng tạo danh mục bao gồm những mã mà người dùng quan tâm. Chúng ta nên tự tạo danh mục các mã chúng ta muốn để tiện theo dõi.

Hiện nay thì ở Việt Nam chia ra làm 2 phương thức giao dịch là: Giao dịch Khớp lệnh và Giao dịch Thỏa thuận. Giao dịch Khớp lệnh: là việc Mua bán được thực hiện và tổ chức dựa trên Bảng giá Chứng khoán, đây là phương thức phổ biến hơn. Còn Giao dịch Thỏa thuận: là việc Mua bán được hiện khi 2 bên Mua Bán thường gặp nhau trước ngoài đời và thống nhất trước được việc giao dịch. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiều sâu về giao dịch khớp lệnh.

 

 2. Cách thức khớp lệnh.

Khớp lệnh trong thị trường chứng khoán là việc thực hiện xong thoả thuận giữa bên mua và bên bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến.

Giao dịch khớp lệnh Lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau để giao dịch theo mức giá phù hợp với nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường

Có hai loại khớp lệnh đó là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.

 

  Phiên Khớp lệnh Liên tục: là Phiên Khớp lệnh mà trong Phiên đó việc thực hiện giao dịch sẽ được thực hiện ngay theo thời gian thực, tức cứ nhìn thấy bên bán có bán giá cụ thể nào đó, nhìn thấy là mua luôn và khớp ngay lập tức và ngược lại khi đi mua cũng thế. Đó chính là tính “Liên tục” của Phiên.

Trong thị trường chứng khoán khớp lệnh liên tục được hiểu là so sánh lệnh mua và lệnh bán và thực hiện ngay nếu có lệnh đối ứng giá thoả mãn tốt nhất đang chờ sẵn.

Nếu thoả mãn về giá thì lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ thoả mãn với lệnh bán có mức giá thấp nhất đang chờ sẵn. Mức giá thực hiện được là mức giá được nhập vào hệ thống trước.

Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

 

 

– Phiên Khớp lệnh Định kỳ: là Phiên Khớp lệnh mà trong Phiên đó trong suốt thời gian giao dịch (ở Thị Trường Việt Nam là 15 phút ), lệnh 2 bên Mua Bán đều được nhận vào nhưng không được khớp ngay mà phải đúng đến phút cuối cùng thì việc Giao dịch mới được thực hiện và trả về kết quả cho nhà đầu tư. Hệ thống tập hợp lệnh bên mua và lệnh bên bán đưa lên hệ thống giao dịch đến một thời điểm xác định. Máy tính so sánh giá mua, bán. Dựa vào nhu cầu hai bên và đưa ra giá thoả thuận. Nếu bên mua hoặc bên bán có cùng điều kiện được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau.

  1. Ưu tiên về giá
  2. Ưu tiên về thời gian
  3. Ưu tiên về khối lượng.

Nguyên tắc xác định giá thực hiện là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện ở trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn.

 

Sau đây là ví dụ cụ thể về cách thức khớp lệnh:

  • Phiên khớp lệnh liên tục

 

Đây là bảng giá khớp lệnh của cổ phiếu VCB (Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)

 

3 cột dư mua gần nhất thời điểm hiện tại tương đương 3 bước giá 67.9, 68 và 68.1. 3 cột dư bán gần nhất là 68.2, 68.3 và 68.4. Điều kiện để có thể khớp lệnh mua chủ động thời điểm hiện tại là lệnh mua phải có giá trị thấp nhất là giá 68.2. Ví dụ bạn đặt mua 200.000cp VCB ở thời điểm hiện tại với giá đặt 68.4, hệ thống sẽ khớp các bước giá tốt nhất trước với khối lượng khớp giới hạn được đặt trên bảng giá, tương đương ở đây là 127.300cp giá 68.2, 51.370cp giá 68.3 và 25.500cp giá 68.4. Cụ thể lệnh khớp sẽ là:

127.300 cp giá 68.2

51.370 cp giá 68.3

21.330 cp giá 68.4

4220 cp giá 68.4 không được khớp do không còn khối lượng dư mua tương ứng phù hợp sẽ được hiện lên trên cột dư bán giá gần nhất với giá trị 68.4.

Mọi giá trị lệnh mua của bạn nếu thấp hơn giá trị với giá cột dư bán thấp nhất sẽ không khớp và hiện trên bảng điện trên cột dư mua với giá trị tương đương.

Ta có thể hiểu tương tự với lệnh bán.

 

  • Phiên khớp lệnh định kì

Tương đương ví dụ trên ở phiên khớp lệnh liên tục của mã cổ phiếu VCB, ví dụ giờ bạn muốn đặt lệnh mua 200.000cp VCB giá 68.4 ở phiên giao dịch định kì ATC, với điều kiện tất cả các lệnh dư mua dư bán giữ nguyên như trên hình, sau 15 phút hệ thống sẽ khớp lệnh mua của bạn với giá trị duy nhất là giá đóng cửa của phiên ATC tương ứng như sau:

200.000cp giá 68.4

4220cp giá 68.4 không được khớp do không còn khối lượng dư mua tương ứng phù hợp sẽ được hiện lên trên cột dư bán giá gần nhất với giá trị 68.4.

 

 

Lệnh LO – Lệnh giới hạn là loại Lệnh thời gian nào cũng đặt được. Thực tế thì đó chính là các Lệnh số đang nằm trên Bảng mà bạn đang thấy hàng ngày. Vì thế đây là Lệnh phổ biến nhất chiếm 95% tổng số Lệnh đặt ở Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra còn các Lệnh ATO/ATC trong Phiên Khớp Định kỳ.

 

 

1 số khái niệm và lưu ý trong giao dịch chứng khoán.

     Trên bảng giá thì Giá tham chiếu luôn có màu vàng, biểu hiện nếu trong ngày đó Giá thị trường đang giao dịch mà bằng Giá tham chiếu thì cũng sẽ có màu vàng, tức là đi ngang hay đứng giá (Không tăng, Không giảm). Về nguyên tắc thì Giá tham chiếu Phiên hôm nay được xác định trên cơ sở là Giá đóng cửa của Phiên hôm qua (Và ngược lại Giá đóng cửa Phiên hôm nay chính là Giá tham chiếu của phiên ngày mai). Riêng sàn UPCoM thì cách xác định Giá tham chiếu được xác định trên cơ sở Giá bình quân Gia quyền Phiên giao dịch liền trước.

     Trên bảng giá thì Giá tham chiếu luôn có màu vàng, biểu hiện nếu trong ngày đó Giá thị trường đang giao dịch mà bằng Giá tham chiếu thì cũng sẽ có màu vàng, tức là đi ngang hay đứng giá (Không tăng, Không giảm). Về nguyên tắc thì Giá tham chiếu Phiên hôm nay được xác định trên cơ sở là Giá đóng cửa của Phiên hôm qua (Và ngược lại Giá đóng cửa Phiên hôm nay chính là Giá tham chiếu của phiên ngày mai). Riêng sàn UPCoM thì cách xác định Giá tham chiếu được xác định trên cơ sở Giá bình quân Gia quyền Phiên giao dịch liền trước.

– Biên độ Dao động: theo quy định của Luật Chứng khoán thì Biên độ dao động được quy định là 7% ở sàn HOSE, 10% ở sàn HNX và 15% ở sàn UPCoM. Riêng phiên chào sàn niêm yết lần đầu tiên sẽ lần lượt là 20%, 30% và 40%.

– Giá Trần, Giá sàn: trên cơ sở quy định về Biên độ dao động ở trên. Khi đó, ta có thể tính Giá Trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ dao động) và Giá Sàn = Giá tham chiếu x (1 - Biên độ dao động). Ví dụ 1 cổ phiếu có giá tham chiếu 10.000 vnd trên sàn HOSE sẽ có biên độ dao động trong ngày là 7%, vậy giá trần sẽ là 10.700 vnd và giá sàn là 9.300 vnd.

Quy định về Mệnh giá và bước giá cổ phiếu

     Mệnh giá giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam là 10.000 đồng/ đơn vị (Cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ). Theo quy định mới nhất hiện tại thì: sàn HNX, UPCoM thì bước giá của các cổ phiếu giao dịch tại đây luôn là 100 đồng/ cp tức là giá trên bảng sẽ có dạng như 8.600 đ/cp, 12.900 đ/cp, 70.200 đ/cp, 131.800 đ/cp, … tuy nhiên sàn HOSE thì bước giá lại khác hoàn toàn, cụ thể:

+ Với các cổ phiếu có giá <10.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 10 đồng / cp, tức là sẽ có dạng 5.410 đ/cp, 8.340 đ/cp, 9.760 đ/cp, … (Khá lẻ, quy định mới này bắt đầu từ 12/09/2016).

+ Với các cổ phiếu có giá >10.000 đ/cp nhưng <50.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 50 đồng/ cp, tức là sẽ có dạng 12.500 đ/cp, 23.650 đ/cp, 35.750 đ/cp, … .

+ Với các cổ phiếu có giá >50.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 100 đồng / cp, tức là sẽ có dạng 69.100 đ/cp, 92.300 đ/cp, 141.600 đ/cp, … .

     Khi tham gia giao dịch, nếu bạn đặt lệnh không theo quy tắc trên, hệ thống giao dịch chung của các Công ty Chứng khoán nơi bạn mở tài khoản sẽ tự động báo lỗi không thể chuyển lệnh vào hệ thống của Sở

     Theo quy định hiện hành thì đơn vị khối lương giao dịch là bội số của 100 cp với sàn HNX, UPCoM và 10 cp với sàn HOSE (Tức là phải đặt mua bán 100 cp, 200 cp, 300 cp, … với sàn HNX UPCoM và 10 cp, 20 cp, 30 cp, … của sàn HOSE). Riêng sàn HNX UPCoM đặc biệt hơn chút là các lệnh lẻ từ 01 đến 99 cổ phiếu vẫn nhận được nhưng sẽ được chuyển vào Bảng giá Chứng khoán lô lẻ riêng. Đối với việc giao dịch lô lẻ trên HOSE, bạn cần làm thủ tục trực tiếp hoặc liên hệ với công ty chứng khoán bạn đang giao dịch.

 

BÌNH LUẬN

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Hyundai Giải Ph�ng hyundai santafe 2018 hyundai tucson 2018 hyundai accent 2018 hyundai elantra 2018 hyundai i10 2018 hyundai kona 2018 hyundai sonata 2018 xe hyundai starex b�n tải xe cứu thương hyundai xe tải hyundai 1.5 tấn xe hyundai 16 chỗ