DANH MỤC

Mobile / Zalo / Viber: 0931 538 666
hotline
Zoom Zalo

Các điểm cần lưu ý khi đọc báo cáo tài chính

Lượt xem: 945 - Ngày đăng : 16/12/2018

Trước khi bước vào mua một cổ phiếu nào, thì việc tìm hiểu doanh nghiệp (DN) đó làm gì, kinh doanh ra sao sẽ giúp cho chúng ta có 1 góc nhìn để đánh giá thực tế về cổ phiếu của doanh nghiệp đó hơn, và việc đọc và phân tích báo cáo tài chính là công việc đầu tiên đó.

Báo cáo tài chính (BCTC) bao gồm có 4 phần :

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo.

Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào về việc phân tích đánh giá các thông số, chỉ số trong báo cáo tài chính, bởi thế việc chỉ xem xét đơn thuần phần lợi nhuận để kết luận doanh nghiệp đó tốt hay xấu rõ ràng là không hoàn toàn chuẩn xác. Đôi lúc chúng ta mua những cổ phiếu (CP) của các DN có lợi nhuận năm vừa rồi cao mà giá CP thì cứ đâm đầu đi xuống, FLC là 1 CP điển hình như vậy. Nếu đi sâu hơn vào BCTC của doanh nghiệp này, chúng ta có thể thấy lợi nhuận của DN chủ yếu là đến từ mảng “đầu tư tài chính” còn mảng “hoạt động kinh doanh chính” của DN thì thực sự không quá hiệu quả.

Vì thế việc kết hợp các thông số, chỉ số sẽ giúp cho chúng ta có đánh giá đúng hơn về doanh nghiệp mình đang phân tích, dưới đây là một vài lưu ý khi phân tích DN theo quan điểm của tác giả

  1. Bảng cân đối kế toán

Bao gồm 2 phần Tài sản, nguồn vốn

Phần 1: Tài sản bao gồm tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng…

Phần 2: bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ.

Tiền mặt: có thể nói tiền mặt là công cụ mạnh nhất để DN chống chọi tại các thời điểm khó khăn, một DN thiếu thốn tiền mặt rõ ràng không thể nào là doanh nghiệp tốt được. Tiền mặt nhiều và ít nợ thì DN đó đang có 1 lợi thế cạnh tranh rõ ràng.

Khoản phải thu: hiểu đơn giản là số tiền DN bán nợ cho KH, tỷ lệ khoản phải thu càng cao so với doanh thu cho thấy rủi ro của DN, bởi việc gia tăng doanh số bán hàng không đồng nghĩa với việc dòng tiền thu về tương ứng.

Hàng tồn kho: tùy vào đặc thù ngành nghề, nhưng với 1 DN tốt thì việc tăng trưởng lợi nhuận đi kèm với hàng tồn kho tăng tương ứng.

Nợ: phần lớn những DN tốt sẽ dùng khả năng tạo lợi nhuận của mình để tái đầu tư cho các kế hoạch phát triển tương lai mà ít lạm dụng vào nợ, tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản dưới 0.5 và càng thấp thì càng tốt.

  1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu: một doanh nghiệp tốt rõ ràng phải có sự tăng trưởng trong doanh thu.

Lợi nhuận gộp: Tỷ suất lợi nhuận gộp/ Doanh thu càng cao càng tốt, ưu tiên với những doanh nghiệp có tỷ suất trên 30%, tỷ suất này càng cao càng tốt và càng chứng tỏ được lợi thế cạnh tranh của DN trong ngành nghề hoạt động.

Chi phí (CP) hoạt động kinh doanh( chi phí bán hàng + quản lý doanh nghiệp): tùy theo loại hình DN kinh doanh, nhưng những DN nào kiểm soát CP này dưới 30% LN gộp được đánh giá là tốt. Một yếu tố cần để ý là, các DN nào có tỷ số CP này thấp dần, phần lớn đều có khả năng tăng giá bán trong ngành nghề hoạt động mà ít phụ thuộc vào việc đẩy mạnh CP bán hàng.

Chi phí lãi vay: CP lãi vay trên LN gộp càng thấp càng tốt, dưới 10% thì là rất tốt.

Tỷ lệ lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (ROE): các DN có tỷ lệ này cao và duy trì nhiều năm thì được đánh giá tốt và có lợi thế cạnh tranh trong ngành nghề hoạt động của mình. ROE >20% và càng cao thì càng tốt.

  1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo này bao gồm 3 khoản mục dòng tiền:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD)
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: bao gồm các khoản lợi nhuận, khấu hao, biến động hàng tồn kho, biến động khoản phải thu…, dòng tiền từ HĐKD yêu cầu phải dương trong hoạt động của DN.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Một DN hoạt động trong ngành nghề ít thâm dụng vốn, và tỷ lệ đầu tư TSCĐ thường thấp, và tỷ trọng chi đầu tư/ Lợi nhuận ít hơn 0,5 lần thì được đánh giá là tốt.

Ở trên là một vài quan điểm của tác giả về việc phân tích báo cáo tài chính của DN, tùy theo đặc thù ngành nghề mà việc áp dụng các tiêu chí như thế nào là phù hợp. Và việc áp dụng hoàn toàn các tiêu chí trên thì chưa chắc đã có thể chọn được 1 DN thực sự tốt, nhưng cũng đã gạn lọc được rất nhiều DN hoạt động kém hiệu quả.

Thêm một yếu tố là việc xem xét các tiêu chí trong nhiều năm( quan điểm tác giả là 5 năm) sẽ cho cái nhìn rõ hơn về sự nhất quán trong HĐKD của DN, và càng chứng tỏ được “lợi thế cạnh tranh” của DN đó. Ngoài ra việc xem xét các tiêu chí trong dài hạn cũng sẽ gạn lọc được thêm các DN có các báo cáo không trung thực ( bởi việc lập các báo cáo này thường rất khó có thể duy trì được nhiều năm).

BÌNH LUẬN

CÁC TIN LIÊN QUAN

Đối tác

Hyundai Giải Ph�ng hyundai santafe 2018 hyundai tucson 2018 hyundai accent 2018 hyundai elantra 2018 hyundai i10 2018 hyundai kona 2018 hyundai sonata 2018 xe hyundai starex b�n tải xe cứu thương hyundai xe tải hyundai 1.5 tấn xe hyundai 16 chỗ